Hướng dẫn kiểm định và bảo trì hệ thống chống sét

Hướng dẫn kiểm định và bảo trì hệ thống chống sét

Hằng năm, đơn vị sử dụng phải thực hiện công tác kiểm định và bảo trì hệ thống chống sét đúng cách nhằm đảm bảo hệ thống có đủ khả năng bảo vệ công trình, nhà xưởng khi có sét đánh. Có thể rút ngắn thời gian kiểm định hệ thống chống sét nếu công trình cần bảo vệ nằm trong vùng có tần suất sét đánh cao hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt nghiệm ngặt về an toàn chống sét.

Hằng năm, đơn vị sử dụng phải thực hiện công tác kiểm định và bảo trì hệ thống chống sét đúng cách nhằm đảm bảo hệ thống có đủ khả năng bảo vệ công trình, nhà xưởng khi có sét đánh.

Có thể rút ngắn thời gian kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét nếu công trình cần bảo vệ nằm trong vùng có tần suất sét đánh cao do biến đổi thời tiết.

Thời điểm kiểm định hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét cần được kiểm định khi:

  • Sau khi hệ thống chống sét được lắp đặt hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng

  • Sau khi mở rộng, cải tạo hoặc thay thế các thiết bị, bộ phận trong hệ thống

  • Sau khi di dời các bộ phận phụ trợ trong hệ thống

  • Khi phát hiện các bộ phận trong hệ thống bị hư hỏng

  • Sau khi có tác động bất thường do thời tiết có thể ảnh hưởng đến hệ thống như: bão từ, ngập lụt, động đất, sét đánh …

  • Khi phạm vi công trình cần bảo vệ có thay đổi

  • Kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật (quy định của thiết kế, pháp luật về an toàn phòng chống cháy nổ …)

Các tiêu chí đánh giá khi kiểm định hệ thống chống sét

Quá trình kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét cần xem xét các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

  • Kiểm tra thực tế lắp đặt với hồ sơ thiết kế ban đầu của hệ thống chống sét

  • Không có sự thay đổi bất thường nào

  • Các mối nối phải chắc chắn nhằm hạn chế gia tăng điện trở

  • Các bộ phận không bị ăn mòn hay rung lắc

  • Dây xuống (dây thoát sét) và điện cực còn nguyên vẹn (không bị ăn mòn, rỉ sét hay bị đứt)

  • Các thanh giằng, giá đỡ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

  • Bộ phận thu sét không có dấu hiệu bất thường nào

  • Đo điện trở nối đất và so sánh với yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kiểm tra

  • Toàn bộ hệ thống chống sét tuân thủ các quy định mà tiêu chuẩn kiểm tra đưa ra

Sơ đồ hệ thống chống sét đánh thẳng

Báo cáo kiểm định hệ thống chống sét

Kiểm định viên thực hiện kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét phải lập báo cáo để ghi nhận kết quả mà quá trình kiểm tra đã thực hiện. Nội dung báo cáo kiểm định hệ thống chống sét phải thể hiện rõ:

  • Sự phù hợp giữa hồ sơ thiết kế với thực tế hệ thống chống sét

  • Các ghi nhận và đánh giá tình trạng kỹ thuật các thiết bị trong hệ thống chống sét

  • Điều kiện thời tiết khi kiểm tra

  • Kết quả kiểm đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét. Đánh giá kết quả đo được theo tiêu chuẩn kiểm tra.

  • Các kiến nghị để khắc phục những thiếu sót nhằm tăng hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét.

Bảo trì hệ thống chống sét

Kế hoạch bảo trì, sửa chữa hệ thống phải được tiến hành ngay lập tức nếu quá trình kiểm định hệ thống chống sét đã chỉ ra các sai sót không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà tiêu chuẩn kiểm tra quy định.

Hồ sơ bảo trì, sửa chữa phải được lưu trữ cùng với báo cáo kiểm định hệ thống chống sét. Đây là những tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ cho kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng sau này.

Chú ý: Khi sửa chữa, thi công các hạng mục lân cận cần chú ý đến tác động của nó lên hệ thống chống sét. Nó có thể ảnh hưởng đến dây dẫn, giá đỡ hệ thống cũng như các điện cực được chôn ngầm trong đất.

Báo giá kiểm định hệ thống chống sét

Không có quy định của nhà nước về mức giá tối thiểu cho dịch vụ kiểm định hệ thống chống sét. Chi phí kiểm định phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Quy mô hệ thống chống sét. Số lượng điểm đo điện trở nối đất, số lượng kim thu sét và bán kính bảo vệ của hệ thống.

  • Vị trí lắp đặt hệ thống chống sét

  • Các yêu cầu đặc biệt khác của khách hàng

Hãy liên hệ với trực tiếp với SITC để nhận được tư vấn và chi phí kiểm định hệ thống chống sét hợp lý nhất.

Các bài viết liên quan