Kiểm định silo
Kiểm định silo là quá trình kiểm tra, thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, thân và mái silo trước áp lực của gió hay khả năng tồn chứa nguyên vật liệu.
Kiểm định silo hay kiểm định an toàn silo là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm nhằm xác định khả năng chịu tải của móng silo cũng như phần thân và mái.
Đánh giá khả năng làm việc an toàn của silo bao gồm:
Tính toán khả năng chịu áp lực gió tác động lên thân silo
Thử nghiệm khả năng chịu tải của nền móng và thân của silo do tải trọng tồn chứa của nguyên liệu tác động lên.
Tiêu chuẩn kiểm định silo
Các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế được tham chiếu trong quá trình kiểm định silo:
TCVN 9344:2012, Kết cấu bê tông cốt thép, Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh.
TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 9400:2012, Nhà và công trình xây dựng dạng tháp. Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa
TCXD 190:1996, Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu
British Standard BS EN 1991-4:2006, Eurocode 1 – Actions on structures – Part 4: Silos and Tanks
American Concrete Institute ACI 313-97, Standard practice for design and construction of concrete silos and stacking tubes for storing granular materials
American Society of Agricultural Engineers ANSI/ASAE EP433 DEC1988 (R2011), Loads exerted by free-flowing grain on bins
Australian Standard AS 3774-1996, Loads on bulk solids containers
Quy trình kiểm định silo
Quy trình kiểm định silo được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Kiểm tra hồ sơ thiết kế, chế tạo silo (Hồ sơ tính bền nền móng, thân, mái silo)
Bản vẽ thiết kế, lắp đặt
Xem xét các báo cáo thử nghiệm mà đơn vị lắp đặt, chế tạo đã thực hiện
Quy trình vận hành và xử lý sự cố
Các hồ sơ kiểm định lần trước (nếu có)
Bước 2: Khám xét bên trong, bên ngoài silo
Xem xét vị trí lắp đặt, cầu thang, sàn thao tác.
Kiểm tra độ nghiêng của móng, chân đế của silo
Kiểm tra các thanh giằng, bulong, đinh tán.
Kiểm tra bằng mắt các khuyết tật trên bề mặt kim loại, mối hàn. Các biến dạng hình học (phồng, móp …).
Siêu âm kiểm tra chiều dày kim loại và các khuyết tật bên trong các mối hàn. Sử dụng thêm các phương pháp NDT (không phá hủy) khác nếu cần thiết.
Đo, kiểm tra hệ thống nối đất, chống sét
Bước 3: Thử nghiệm kỹ thuật
Thử tải ở mức tải trọng 1.25 SWL (tải trọng làm việc lớn nhất cho phép)
Môi chất thử: Nước sạch hoặc môi chất có tỷ trọng tương đương với nguyên liệu tồn chứa trong silo
Mức chất tải thông thường là 25%, 50%, 75%, 87.5%, 100% và mức xả tải theo chiều ngược lại.
Tại mỗi mức chất tải (xả tải) thử nghiệm kiểm tra tình trạng các mối nối, các biến dạng hình học xuất hiện trên silo. Đo chuyển vị của nền móng silo.
Bước 4: Đánh giá kết và ban hành giấy chứng nhận kiểm định
Sau khi kết quả kiểm định, thử nghiệm đạt yêu cầu. Đơn vị kiểm định lập báo cáo kiểm tra và ban hành giấy chứng nhận kiểm định.
Kiểm tra vận hành silo
Vận hành silo ở các mức tải làm việc từ thấp đến mức tải cao nhất cho phép. Kiểm tra tác động của các cơ cấu an toàn, tự động. Xem xét các biểu hiện bất thường.
Thời hạn kiểm định silo
Thực hiện công tác kiểm định an toàn silo trong các trường hợp sau:
Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
Sau khi cải tạo, sửa chữa hay có biểu hiện bất thường
Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng 1 năm/lần.
Chi phí kiểm định silo
Chi phí kiểm định silo phụ thuộc vào công suất tồn chứa của thiết bị và các yêu cầu thực tế của đơn vị sử dụng. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Về chúng tôi
Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị được nhà nước chỉ định chức năng kiểm định an toàn và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, giám sát chế tạo và kiểm định an toàn silo.