Kiểm định van an toàn
Kiểm định van an toàn là công việc hết sức quan trọng trong quá trình vận hành các thiết bị lò hơi, thiết bị áp lực. Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định van an toàn tại hiện trường hoặc tại xưởng thực nghiệm của SITC.
Van an toàn (safety valve, relief valve) là van tự động xả môi chất khi thiết bị áp lực có áp suất vượt quá mức làm việc cho phép và tự đóng kín lại khi áp suất bên trong thiết bị trở lại trạng thái làm việc. Việc thử nghiệm, kiểm định van an toàn là công việc hết sức quan trọng nhằm bảo vệ an toàn thiết bị cũng như tính mạng người lao động.
Hoạt đông kiểm định van an toàn có thể thực hiện thử nghiệm tại hiện trường hoặc tại xưởng thực nghiệm của SITC
Tiêu chuẩn kiểm định van an toàn
Các tiêu chuẩn kiểm định và thử nghiệm van an toàn thường được áp dụng:
TCVN 7915-1:2009 (EN ISO 4126-1:2004): Thiết bị an toàn chống quá áp
API 527: Seat tightness of pressure relief valves
API RP 576 Inspection of Pressure Relief Devices
API RP 520 Parts I & II: Sizing, Selection, and Installation of Pressure Relief Devices
ASME Section I Power Boilers
ASME Section III: Nuclear Systems
ASME Section IV: Heating Boilers
ASME Section VIII, Div. 1: Pressure Vessels
ASME Section XII: Transport Tanks
ASME B31.1: Power Piping
ASME B31.3: Process Piping
ASME section VIII: Boiler and Pressure Vessel Code
Các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn về nồi hơi và thiết bị áp lực đang được áp dụng
Thiết bị phục vụ kiểm định van an toàn
Máy kiểm định van an toàn di động phục vụ tại hiện trường hoặc cố định tại xưởng thử nghiệm.
Nguồn tạo áp suất phù hợp (máy nén khí, bơm thủy lực, chai chứa khí)
Áp kế phù hợp với áp suất kiểm tra.
Các dụng cụ cơ khí phục vụ tháo lắp, sửa chữa
Quy trình kiểm định van an toàn
Trước khi tiến hành kiểm định van an toàn, kiểm định viên phải xác định ác thông số áp suất cần hiệu chỉnh (áp suất mở, áp suất đóng ...) và đặc tính của thiết bị cần bảo vệ cũng như môi chất làm việc của hệ thống cần bảo vệ. Quy trình kiểm định van an toàn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bằng mắt
Kiểm tra các đặc điểm sau của van an toàn:
Miệng vào và miệng ra của van không bị tắc, kẹt
Các dấu hiệu hư hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của van an toàn
Các căn cứ để khẳng định van an toàn đảm bảo yêu cầu an toàn trong quá trình nghiệm thử và làm việc.
Bước 2: Kiểm tra các thông tin kỹ thuật của van an toàn
Kiểm tra thông tin từ yêu cầu sử dụng của khách hàng bằng cách quan sát hoặc đo đạc trực tiếp trên van an toàn để xác định:
Đường kính miệng vào và thoát
Áp suất đặt, môi chất làm việc, áp suất ngược (nếu có)
Chỉ thực hiện việc nghiệm thử khi các thông số làm việc của van an toàn được xác định rõ ràng.
Bước 3: Canh chỉnh và thử nghiệm van an toàn
Môi chất thử: Các van an toàn có môi chất làm việc là hơi nước hoặc khí thì môi chất thử là khí trơ, không khí, hơi nước. Các van an toàn có môi chất làm việc là chất lỏng thì môi chất thử là nước hoặc chất lỏng không nén được.
Áp suất mở định mức: Là áp suất đặt cộng thêm áp suất ngược nếu có.
Canh chỉnh áp suất theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng (nếu có)
Bước 4: Thử kín van an toàn
Mối chất thử: Chất khí hoặc chất lỏng
Áp suất thử: Van an toàn được thử kín ở mức áp suất bằng 90% áp suất mở định mức.
Kết quả kiểm định van an toàn
Van an toàn đạt yêu cầu, Công ty Kiểm định & thử nghiệm Sài Gòn (SITC) sẽ niêm chì, gắn thẻ thử nghiệm và ban hành giấy chứng nhận kiểm định van an toàn.
Trường hợp van an toàn không đạt yêu cầu thì trả lại cho khách hàng kèm theo báo cáo nguyên nhân loại bỏ.
Chu kỳ kiểm định van an toàn là 1 năm nếu đơn vị sử dụng tôn trọng các nguyên tắc kiểm tra, vận hành, bảo quản.