Kiểm tra kỹ thuật thang máy
Kiểm tra kỹ thuật trong công tác bảo trì thang máy nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy hiện tại so với các thông số và chỉ tiêu thiết kế ban đầu để đảm bảo cho thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả
Đơn vị sử dụng phải có kế hoạch kiểm tra kỹ thuật thang máy phù hợp với đặc điểm thang máy đang sử dụng nhằm hạn đảm bảo thang máy luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất đảm bảo vận hành an toàn và liên tục.
Các chế độ kiểm tra kỹ thuật thang máy thường được áp dụng là:
Kiểm tra hàng ngày của thợ vận hành
Kiểm tra kỹ thuật định kỳ
Kiểm tra kỹ thuật hàng ngày của người vận hành
Mục đích kiểm tra kỹ thuật thang máy của người vận hành nhằm:
Phát hiện kịp thời những lỗi hoặc những hỏng hóc bất thường xảy ra làm mất an toàn cho người sử dụng.
Có thể khắc phục cho thang máy hoạt động hoặc phải dừng thang
Báo cho đơn vị bảo trì thang máy và yêu cầu họ giúp đỡ khi phát hiện các bất thường
Hàng ngày, trước khi sử dụng thang máy, người vận hành cho thang máy đi lên và đi xuống để quan sát tình trạng hoạt động của các bộ phận sau:
Hệ thống chiếu sáng trong cabin
Quạt thông gió trong cabin
Bảng điều khiển trong cabin (các nút điều khiển, hệ thống thông tin khi sự cố, hệ thống đèn chiếu sáng khi mất điện nguồn …)
Đóng mở cửa cabin, công tắc an toàn khi gặp chướng ngại vật (bằng tế bào quang điện hay bằng công tắc cơ-điện)
Các cửa tầng
Độ dừng chính xác (sai lệch giữa sàn cabin và sàn cửa tầng)
Buồng đặt máy
Kiểm tra kỹ thuật định kỳ thang máy
Kiểm tra kỹ thuật định kỳ là công việc của các chuyên viên kỹ thuật của các đơn vị bảo trì đã được đào tạo chuyên môn phù hợp với việc kiểm tra, hiệu chỉnh thang máy.
Mục đích kiểm tra kỹ thuật định kỳ nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang hiện tại so với các thông số và chỉ tiêu thiết kế ban đầu để đảm bảo cho thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả.
Nội dung công việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ tương tự như công tác kiểm định an toàn thang máy:
Kiểm tra buồng máy
Các thiết bị và bộ phận cần kiểm tra:
Kiểm tra điện áp nguồn và các thiết bị đóng ngắt, thiết bị an toàn điện
Kiểm tra phanh điện từ: khe hở má phanh, lực phanh, tình trạng đóng ngắt …
Kiểm tra dầu trong hộp giảm tốc
Kiểm tra rãnh puli ma sát
Tình trạng kỹ thuật của cáp chịu lực
Bộ quá tải (nếu đặt trên buồng đặt máy)
Bộ cứu hộ khi mất điện nguồn
Tủ tái tạo năng lượng
Bộ khống chế vượt tốc: tiếp điểm điện, dây cáp, lò xo, lẫy điện, lẫy cơ
Dụng cụ cứu hộ bằng tay
Điều kiện môi trường trong phòng đặt máy
Kiểm tra kỹ thuật giếng thang máy
Trên nóc cabin và dưới đáy hố thang cần kiểm tra các bộ phận, thiết bị sau:
Cụm công tắc hạn chế hành trình
Các liên kết giữa ray và bản mã
Hệ thống cáp thang máy (sức căng, mối nối, tình trạng kỹ thuật bên ngoài của cáp …)
Các giá lắp hệ thống tín hiệu dừng tầng
Hệ thống định vị và dẫn hướng cabin, đối trọng
Đầu cửa tầng: hệ thống tiếp điểm, cụm khóa liên động, dây cáp …
Hộp đựng dầu bôi trơn
Các tấm chắn an toàn
Hệ thống giảm chấn cabin và đối trọng
Bộ chặn xích hoặc bộ căng cáp và bộ chống nẩy
Cụm căng cáp và bộ khống chế vượt tốc
Các liên kết giữa cáp (xích bù) với cabin, đối trọng
Công tắc quá tải, công tắc hành trình
Các khoảng cách an toàn trong đáy thang
Tình trạng đáy hố thang
Kiểm tra trong cabin
Các thiết bị, hệ thống sau cần được xem xét khi kiểm tra kỹ thuật thang máy:
Hệ thống chiếu sáng, đèn cứu hộ
Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
Hệ thống thông tin, liên lạc (chuông báo khẩn cấp, điện thoại)
Bảng vận hành
Công tắc an toàn cửa cabin khi gặp chướng ngại vật
Kiểm tra tất cả các cửa tầng
Kiểm tra kỹ thuật tất cả các cửa tầng cần chú ý đến các vấn đế sau:
Tín hiệu chiều lên xuống
Nút ấn gọi tầng
Khóa cửa tầng
Công tắc cứu hỏa (khóa chạy/dừng ở tầng chính)
Đế trượt của cánh cửa với rãnh trượt của ngưỡng cửa
Các cánh cửa tầng khi đóng và mở
Công việc kiểm tra có thể phân ra từng vùng và định ra chu kỳ kiểm tra (tùy theo quy định của nhà chế tạo và đơn vị sử dụng). Có những vùng hoặc chi tiết hoặc cụm chi tiết có thể phải kiểm tra hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng hay một năm.