Quản lý và sử dụng thang máy

Quản lý và sử dụng thang máy

Thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công tác quản lý và sử dụng thang máy phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động cũng như các quy định khác của pháp luật

Công tác quản lý, sử dụng thang máy nhằm đảm bảo cho thang máy hoạt động trong điều kiện kỹ thuật tốt nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công tác quản lý và sử dụng thang máy phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động cũng như các quy định khác của pháp luật.

Hồ sơ thang máy

Hồ sơ thang máy gồm:

Hồ sơ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

Chỉ những thang máy có kết quả kiểm định an toàn đạt yêu cầu mời được đưa vào sử dụng. Hồ sơ kiểm định an toàn thang máy bao gồm:

  • Lý lịch thang máy: Mỗi thang máy có một quyển lý lịch riêng trong đó đã ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, có dấu hiệu của đơn vị lắp đặt và của đơn vị kiểm định.

  • Biên bản, giấy chứng nhận kiểm định thang máy và tem kiểm định

  • Sơ đồ cơ, sơ đồ điện của thang máy

  • Hướng dẫn sử dụng thang máy

  • Sổ theo dõi thang máy

Bảo trì thang máy

Hồ sơ cung cấp và lắp đặt thang máy

Hồ sơ về cung cấp và lắp đặt thang máy cần có các thông tin sau:

  • Thời gian cung cấp, lắp đặt và đặc biệt thời gian bàn giao đưa vào sử dụng

  • Bảng đặc tính kỹ thuật chi tiết của thang máy

  • Điều kiện bảo hành và thời gian bảo hành thang máy

Quản lý sử dụng thang máy

Trong quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy có quy định:

  • Những người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật và phải được huấn luyện an toàn vận hành thang máy.

  • Mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng an toàn riêng.

Những yêu cầu khi sử dụng thang máy

Khi sử dụng thang máy cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Chỉ sử dụng thang máy có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn.

  • Phải có biển thông báo tạm dừng hoạt động ở các tầng khi mất điện hoặc sửa chữa.

  • Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hay thay thế các bộ phận.

Phải có biện pháp cụ thể ngăn cản những người không có trách nhiệm tự vào các vị trí sau:

  • Buồng máy

  • Hố giếng (hố thang máy)

  • Đứng trên nóc cabin

  • Dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa quan sát, cửa buồng máy

  • Tủ cầu dao cấp điện cho thang máy

Biển báo thang máy đang sửa chữa

Trách nhiệm người quản lý thang máy

Công tác quản lý sử dụng thang máy phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Xác định rõ tên của người chịu trách nhiệm chính, người thay thế để trực và giải quyết các sự cố bất thường xảy ra trong quá trình vận hành thang máy.

  • Quản lý hồ sơ kỹ thuật của thang máy

  • Quy định vị trí để chìa khóa, dụng cụ cứu hộ

  • Biên soạn quy trình vận hành thang máy và xử lý sự cố

  • Quy định người chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng như phòng cháy chữa cháy, đơn vị sửa chữa, bảo trì …

  • Tổ chức đào tạo chuyên môn cho người vận hành thang máy về nghiệp vụ kỹ thuật và an toàn vệ sinh lao động.

  • Lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt nhất đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả.

Các bài viết liên quan