Các sự cố thang máy thường gặp và cách khắc phục
Tổng hợp các sự cố thang máy thường gặp (kẹt người, trôi, nóng máy…) và cách khắc phục & bảo trì hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Ngày nay, thang máy là phương tiện vận chuyển người và hàng hóa rất rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, do cấu tạo của thang máy khá phức tạp nên không tránh khỏi các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành. Việc hiểu rõ nguyên nhân và biết cách khắc phục kịp thời sẽ giúp người sử dụng thang máy an toàn hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
Các sự cố thang máy thường xảy ra và cách khắc phục hiệu quả
1. Thang máy bị kẹt giữa tầng
Nguyên nhân:
Cabin thang máy bị kẹt ở giữa các tầng thường do các nguyên nhân sau:
Hệ thống mạch an toàn bị gián đoạn (cửa tầng, cửa cabin, hố thang, PIT, phòng máy)
Trang bị điện hư hỏng như rơ-le, aptomat, công tắc bị mòn, nhiễu tín hiệu
Cảm biến (cửa, tải trọng, ARD…) xảy ra lỗi do không được bảo trì định kỳ
Cách khắc phục:
Kiểm tra và đảm bảo mạch an toàn thông suốt, không bị đứt hoặc bị câu tắt.
Vệ sinh, thay linh kiện điện (rơ-le, aptomat…) bị mòn.
Bảo trì định kỳ cảm biến cửa, tải trọng và hệ thống ARD.
2. Thang máy trôi tự do hoặc trôi nhanh
Nguyên nhân:
Phanh điện từ/phanh chống rơi bị mòn hoặc hư
Cáp tải hoặc puli bị mòn dẫn đến cáp bị trượt, mất ma sát
Đối trọng của thang máy sai cân nặng, lệch tỷ lệ tải, không đủ cân bằng tải
Cảm biến tốc độ hoặc bộ khống chế tốc không hoạt động đúng cách
Cách khắc phục:
Khi gặp sự số thang máy bị trôi tự do hoặc trôi nhanh (vượt tốc). Để khắc phục lỗi này, nhân viên bảo trì thang máy phải tiến hành kiểm tra các bộ phận sau:
Kiểm tra hệ thống phanh điện từ/phanh chống rơi, thay khi mòn hoặc hỏng.
Định kỳ kiểm tra độ mòn cáp và puli, thay mới khi vượt ngưỡng 10%
Căn chỉnh hệ thống đối trọng đúng tiêu chuẩn (1,4–1,5 lần tải cabin).
Bảo dưỡng bộ khống chế tốc để phát hiện và can thiệp khi cabin vượt tốc.
3. Thang máy quá nhiệt, dừng đột ngột
Nguyên nhân:
Thời tiết nắng nóng quá mức (>40 °C) khiến phòng máy hoặc tủ điện quá nhiệt, cảm biến bảo vệ tự động ngắt/mắc lỗi.
Một số thang máy không có cảm biến nhiệt đúng chuẩn, dễ cháy, hỏng hóc thiết bị.
Khắc phục:
Thiết kế hệ thống thông gió và làm mát cho phòng máy, duy trì nhiệt độ từ +5 °C đến +40 °C
Trang bị cảm biến nhiệt kết nối bộ điều khiển trung tâm và hệ thống PAC để tự bảo vệ.
4. Cửa thang máy không đóng hoặc đóng sớm
Nguyên nhân:
Vật lạ vướng vào rãnh cửa, mành hồng ngoại/hệ thống safety shoe hỏng.
Mạch an toàn cửa tầng/cabin bị câu tắt do người bảo trì bất cẩn.
Khắc phục:
Vệ sinh rãnh cửa, kiểm tra các loại mành photocell và safety shoe thường xuyên.
Bảo trì hoặc thay thế mạch an toàn đúng quy cách – tuyệt đối không “bỏ qua” lỗi cửa.
Cân nhắc lắp đặt hệ thống DSVS (Video AI) để phát hiện vật nhỏ như dây xích, sợi mỏng rơi vào.
5. Sự cố kẹt người, cứu hộ chậm
Nguyên nhân:
Nhân viên kỹ thuật cứu hộ thiếu chuyên môn, xử lý chậm, gây hoảng loạn cho người mắc kẹt
Quy trình cứu hộ thủ công sai cách (như cho nhảy ra khỏi cabin) gây nguy hiểm.
Cách khắc phục:
Đào tạo kỹ năng cứu hộ chuyên sâu cho đội ngũ kỹ thuật – tuân thủ quy trình 2 người, dùng tay quay mở cửa từ phòng máy.
Ban quản lý và kỹ thuật viên có chứng chỉ và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn vận hành thang máy.
Trang bị mã định danh thang máy, giúp người dùng xác định nhanh vị trí và lực lượng cứu hộ định vị chính xác.
6. Xây dựng phương pháp bảo trì thang máy hiệu quả
Bảo trì khắc phục sự cố: chỉ sửa khi có lỗi, chi phí cao, gián đoạn hoạt động
Bảo trì phòng ngừa: kiểm tra định kỳ, giảm sự cố, tiết kiệm chi phí dài hạn
Bảo trì theo tình trạng: sử dụng cảm biến giám sát mức độ mòn, hơi trễ
Bảo trì dự đoán: ứng dụng IoT & digital‑twins để phát hiện sớm và xử lý chủ động.
Kết luận – Tăng cường an toàn thang máy
Để thang máy được hoạt động an toàn và hiệu quả, đơn vị quản lý thang máy cần xây dựng chi tiết kế hoạch kiểm tra và bảo trì với các nội dung sau:
Tăng tần suất bảo trì – ít nhất 1 lần/tháng (đối với thang máy công cộng), 3 tháng/lần (đối với thang máy gia đình).
Ứng dụng công nghệ (cảm biến nhiệt, AI cho cửa, IoT…) để phát hiện sự cố sớm.
Đào tạo bài bản đội cứu hộ, kỹ thuật viên có chứng chỉ, tuân thủ tiêu chuẩn.
Ban quản lý thang máy phải minh bạch về lịch sử bảo trì, kiểm định thang máy đúng thời hạn và sử dụng mã định danh để giám sát.